Mùa hè dễ bùng phát nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm, trong đó có bệnh tiêu chảy cấp. Nếu không biết cách phòng tránh và xử lý kịp thời, bệnh có thể gây nguy hiểm, đặc biệt với trẻ em và người già.
1. Bệnh tiêu chảy cấp là gì?
Tiêu chảy cấp là bệnh lý về đường tiêu hóa thường gặp, là tình trạng số lần đi đại tiện tăng lên bất thường, phân loãng hoặc như nước, đôi khi có kèm theo niêm dịch, máu…
Người bệnh khi bị tiêu chảy nặng thường dẫn đến mất nước, nếu không được bổ sung kịp thời sẽ kéo theo các hệ lụy như dung lượng máu giảm thấp, khiến cơ thể choáng váng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
2. Vì sao mùa hề dễ bị tiêu chảy cấp?
Mùa hè, thời tiết nắng nóng tạo điều kiện thuận lợi cho ruồi, muỗi, chuột, gián, kiến… sinh sôi càng làm mầm bệnh dễ lây lan, đặc biệt là ở những khu vực dân cư đông người, sử dụng chung nguồn nước ăn uống, sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh. Bện cạnh đó, vào mùa hè, mọi người thường có thói quen sử dụng kem, nước đá, các loại thức uống giải khát ở vỉa hè, dọc đường không đảm bảo vệ sinh rất dễ nhiễm độc, gây tiêu chảy.
Mặt khác, mùa nắng nóng thực phẩm rất dễ hỏng (cả thực phẩm tươi sống, cả thực phẩm chín) nếu không được bảo quản tốt, ăn phải các loại thực phẩm này rất dễ bị ngộ độc thực phẩm gây tiêu chảy cấp.
3. Biến chứng nguy hiểm của tiêu chảy cấp
Khi bị tiêu chảy cấp, người bệnh đại tiện nhiều lần trong ngày, có thể kèm theo sốt cao, bị đầy bụng, ăn kém hoặc bỏ ăn, nôn kéo theo đó là triệu chứng đổ mồ hôi lạnh, lừ đừ, mệt mỏi. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến người bệnh nhanh chóng bị mất nước, điện giải (môi khô, mắt trũng, khát nước), suy tuần hoàn, truỵ tim mạch thậm chí tử vong nhanh nếu không được kịp thời.
Tình trạng đầy bụng, chán ăn của người bệnh tiêu chảy cấp kéo dài làm giảm sức đề kháng, dễ bị nhiễm trùng (với trẻ sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển). Với tiêu chảy cấp, nếu không xử trí kịp thời, nguy cơ trụy tim mạch rất có khả năng xảy ra, đặc biệt là trẻ em, người cao tuổi, người có sức khỏe yếu.
4. Cách phòng tránh bệnh tiêu chảy cấp
Bệnh tiêu chảy có khả năng lây lan rất nhanh và gây thành dịch lớn, có rất nhiều người, nhất là trẻ em đã tử vong do căn bệnh này. Vì vậy, chúng ta cần nâng cao công tác phòng chống và nghiêm túc thực hiện:
Đẩy mạnh vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường: rửa tay bằng xà phòng hàng ngày, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, giữ gìn vệ sinh môi trường sạch sẽ, tránh tiếp xúc với vùng đang có dịch.
Thực hiện đảm bảo an toàn thực phẩm: Thực hiện ăn chín, uống sôi, không ăn rau sống, tiết canh, chỉ sử dụng thực phẩm tươi mới, không tập trung ăn uống nơi đông người tránh việc bệnh lây lan…
Khi phát hiện bản thân hay người thân có những dấu hiệu bất thường về tiêu chảy cấp, cần đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và chăm sóc kịp thời.
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc cần giải đáp về nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy cấp cũng như cách phòng tránh bệnh, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:
5. Lufogel điều trị tiêu chảy cấp và mãn tính ở trẻ con và người lớn.
Chỉ định:
– Tiêu chảy cấp và mãn tính ở trẻ con và người lớn.
– Ðiều trị triệu chứng đau của bệnh thực quản – dạ dày – tá tràng và đại tràng.
Liều lượng – Cách dùng:
– Trẻ con:
+ Dưới 1 tuổi: 1 gói/ngày.
+ 1 đến 2 tuổi: 1 – 2 gói/ngày.
+ Trên 2 tuổi: 2 – 3 gói/ngày.
– Người lớn: Trung bình 3 gói/ngày. Thông thường nếu tiêu chảy cấp tính, liều lượng có thể tăng gấp đôi khi khởi đầu điều trị.
Chống chỉ định:
Quá mẫn với thành phần của thuốc.
Tác dụng phụ:
Có thể gây ra hoặc làm tăng táo bón nhưng rất hiếm.
Chú ý đề phòng:
Phải bù nước nếu cần (bằng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch) tùy theo tuổi, cơ địa bệnh nhân và mức độ mất nước do tiêu chảy.
Cần tư vấn và mua thuốc liên hệ thuoctot.info theo hotline 0962470011 (zalo)